Cụ thể, các phương thức tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng gồm: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2024; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức; Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng của các trường.
Tùy vào đặc điểm đào tạo của ngành thuộc các trường, đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng mà phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bố chỉ tiêu giữa các phương thức sẽ khác nhau, phù hợp theo từng cơ sở giáo dục đó.
ĐH Đà Nẵng gồm 9 trường ĐH thành viên và đơn vị đào tạo trực thuộc đó là: Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt- Anh, Khoa Y- Dược.
Hiện tại, 2 trường ĐH thành viên đã công bố phương thức cũng như chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024.
Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Bách Khoa (DDK) dự kiến tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu năm 2024 với 6 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng; tuyển sinh riêng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét kết quả thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Năm nay, trường mở mới 1 chuyên ngành đó là ngành Điện tử viễn thông, Chuyên ngành Vi điện tử- Thiết kế vi mạch.
Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, ĐH Đà Nẵng
Năm 2024, Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU) tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu cho 3 lĩnh vực gồm Máy tính và Công nghệ Thông tin (960 chỉ tiêu); Kinh doanh và Quản lý (460 chỉ tiêu); Báo chí và Truyền thông (80 chỉ tiêu) với 5 phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, xét học bạ, xét theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của trường.
Năm nay, trường tuyển sinh mới với 4 mã ngành/chuyên ngành đào tạo gồm Thiết kế vi mạch bán dẫn, Marketing, Công nghệ truyền thông, An toàn thông tin.
Đặc biệt đối với thí sinh trúng tuyển chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn có điểm xét tuyển cao từ 24-27 điểm sẽ được hỗ trợ học phí từ 50-100% trong 2 kỳ học đầu tiên.
" alt=""/>Đại học Đà Nẵng công bố 4 phương thức tuyển sinh 2024Học viện Tài chính cho biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của thí sinh diện xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT và xét tuyển kết hợp là điều kiện dự tuyển/điều kiện nộp hồ sơ của thí sinh.
Điểm xét tuyển của thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào từng ngành của Học viện Tài chính có tổng điểm 3 môn thi thuộc một trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng) là từ 20 điểm trở lên đối với chương trình chuẩn và từ 21 điểm trở lên đối với chương trình định hướng CCQT theo từng mã xét tuyển.
Học phí của Học viện Tài chính dự kiến năm học 2024-2025 với Chương trình chuẩn là 25 triệu đồng/sinh viên/năm học; Chương trình định hướng CCQT là 50 triệu đồng/sinh viên/năm học; Diện tuyển sinh theo đặt hàng là 43 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi khi nhà nước thay đổi chính sách về học phí, trường hợp tăng thì mức tăng không quá 10% so với năm học trước.
Đối với lưu học sinh diện tự túc kinh phí, học phí theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí.
Với Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau:
+ Học 4 năm trong nước: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (280 triệu đồng/sinh viên/khóa học)
+ Học 3 năm trong nước + 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 3 năm học trong nước) và 490 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 1 năm học tại Trường Đại học Greenwich); tổng cộng là 700 triệu đồng/sinh viên/khóa học.
Với Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm: học phí chuyên ngành Bảo hiểm - Ngân hàng - Tài chính là 171 triệu đồng (mức học phí bình quân: 57 triệu đồng/sinh viên/năm học); chuyên ngành Kế toán - Kiểm soát - Kiểm toán là 180 triệu đồng (mức học phí 2 năm đầu là 57 triệu đồng/sinh viên/năm học, riêng năm cuối là 66 triệu đồng/sinh viên/ năm học).
Chi tiết Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Học viện Tài chính, quý độc giả có thể xem dưới đây:
Trong kỳ xếp hạng tháng 2/2024, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và khu vực (vị trí thứ 11 Đông Nam Á – tăng 1 bậc so với kỳ trước và 140 Châu Á – tăng 27 bậc so với kỳ trước).
Vị trí xếp hạng của ĐHQGHN trên BXH Webometrics tháng 02/2024 trong khu vực Đông Nam Á
(Nguồn: https://www.webometrics.info/en/Asia_Pacifico/South%20East%20Asia)
Webometrics là Bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.
Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 1/2021. Cụ thể, tiêu chí “Presence” (Lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí Excellence (Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) có trọng số 10% - trong đó, tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) đã tiếp tục mở rộng số hồ sơ nhà khoa học được xem xét và đánh giá trên cơ sở dữ liệu Google Scholar lên tới 290 hồ sơ (top 21-310).
Trong năm 2023, chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục được xã hội đánh giá cao. Theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Tạp chí Times Higher Education và QS, ĐH Quốc gia Hà Nội liên tục là đại học tốt nhất Việt Nam, trong nhóm 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới.
Năm 2023, THE Impact Rankings lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc làm tiêu chí. ĐH Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 401-600 thế giới trong bảng xếp hạng này, đặc biệt, có sự bứt phá mạnh mẽ ở thứ hạng 70 thế giới về tiêu chí Giáo dục có chất lượng.
Theo kết quả Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á 2024 của Tổ chức xếp hạng QS (QS AUR 2024), ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp ở vị trí 187 - trong nhóm 22% các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á. Theo kết quả QS AUR 2024, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có bước tiến vững chắc về Uy tín tuyển dụng khi gia tăng lên vị trí 131 của Châu Á (với mức điểm 34,2 điểm). Ngoài gia tăng về Uy tín tuyển dụng, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì thế mạnh về Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (xếp hạng 89 Châu Á - đạt 71,9 điểm) và Uy tín học thuật (xếp hạng 147 Châu Á - đạt 27,7 điểm).
Năm 2023, Tạp chí Times Higher Education xếp ĐH Quốc gia Hà Nội vào nhóm 351-400 trường đại học hàng đầu châu Á. Trong tổng số 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí Giảng dạy (môi trường học tập, 21,7 điểm).
Tháng 10/2023, Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực (THE WUR by Subjects 2024). ĐH Quốc gia Hà Nội nâng số lượng nhóm lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 nhóm lĩnh vực (tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023). Cụ thể, 2 nhóm lĩnh vực lần đầu tiên được THE WUR xếp hạng là: Giáo dục (Education) - xếp hạng 401-500 và Y tế lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and Health) - xếp hạng 601-800. Ngoài ra, trường tiếp tục duy trì 6 nhóm lĩnh vực đã được xếp hạng trong các kỳ xếp hạng trước.
" alt=""/>ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên lọt top 500 thế giới